Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ
Mô tả về sản phẩm
Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường xuất-nhập khẩu nông sản trên thế giới đang được kiểm soát bởi những đại siêu thị, những tập đoàn đa quốc gia với các tiêu chuẩn rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nắm bắt được những khó khăn trên, từ năm 2006, ASEAN đã công bố bản quy trình GAP (Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) chung cho các nước thành viên. Đến năm 2008, Việt Nam cũng cho ra mắt tiêu chuẩn riêng của mình có tên viết tắt là VietGAP.
Thông tin chi tiết
Tổng quan về VietGAP
VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi hướng dẫn người sản xuất áp dụng tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo: Kỹ thuật sản xuất; An toàn thực phẩm; Truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Bảo vệ môi trường và sức khỏe.
Nội dung Tiêu chuẩn của VietGAP
1 - Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất:
- Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường:
- Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management = IPM);
- Quản lý mùa vụ tổng hợp (Itergrated Crop Management = ICM);
- Giảm thiểu dư lượng hóa chất (MRL = Maximum Residue Limits) trong sản phẩm.
- Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm:
Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hoá chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch như:
- Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc;
- Nguy cơ hoá học;
- Nguy cơ về vật lý.
2 - Môi trường làm việc: Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân:
- Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân;
- Đào tạo tập huấn cho công nhân và Phúc lợi xã hội.
4 - Truy nguyên nguồn gốc: VietGAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc, khi có sự cố xảy ra, các siêu thị và hệ thống bán lẻ phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi sản phẩm bị lỗi. Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
Lợi ích của VietGAP đối với nhà nông
- Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
- Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.
- Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
- Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
- Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.
- Tạo lập một ngành nông nghệp bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
- Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý.
Tình hình triển khai đăng ký Tổ chức chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ
- Tỉnh Thừa Thiên Huế hết sức chú trọng khuyến khích và mở rộng mô hình sản xuất theo tiểu chuẩn VietGAP. Thực hiện Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 18/02/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh, các đặc sản của Huế; triển khai xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế một cách thiết thực và hiệu quả. Đến nay, một số doanh nghiệp đã áp dụng tốt hệ thống quản lý trong hoạt động sản xuất của mình, như hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, tiêu chuẩn HACCP, tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ,…
- Trước tình hình trên, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, là một đơn vị sự nghiệp có phòng thí nghiệm đã được công nhận VILAS 194 và VIMCERTS 128, nhận thấy cần thiết phải hình thành tổ chức chứng nhận VietGAP. Trung tâm đề xuất đầu tư dự án “Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ” nhằm chứng nhận VietGAP cho các sản phẩm trồng trọt của doanh nghiệp thực hiện đúng theo tiêu chuẩn Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao chất lượng các đặc sản Huế, phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Từ đây sẽ hỗ trợ hình thành sản phẩm mang tầm thương hiệu quốc gia và quốc tế.
- Đến nay, Dự án đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 324/QĐ-UBND ngày 26/01/2022.
Tiêu điểm
- 1 Thông báo gia hạn thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi thiết kế Logo nhãn hiệu chứng nhận "du lịch A Lưới"
- 2 Kế hoạch triển khai công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2022-2025
- 3 Thông báo tuyển dụng viên chức và người lao động đợt 2 năm 2022
- 4 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Phòng Kinh tế thị xã Hương Trà và UBND xã Hương Toàn tổ chức 01 hội nghị tập huấn nuôi cá lồng nước ngọt.
- 5 Trung tâm tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi ốc Hương trên ao lót bạt cho 40 học viên (nông dân) tại xã Điền Hương.