Dự án cấp Trung ương
  • Dự án: Ứng dụng công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể trong sản xuất nấm Sò (Pleurotus ostreatus), Mộc nhĩ (Auricularia polytricha) và Linh chi (Ganoderma lucidum) tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Mô tả về sản phẩm

   1. Tên dự án: “Ứng dụng công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể trong sản xuất nấm Sò (Pleurotus ostreatus), Mộc nhĩ (Auricularia polytricha) và Linh chi (Ganoderma lucidum) tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.

   2. Thời gian thực hiện: 36 tháng,

 từ tháng 9/2018 đến hết tháng 8/2021.   

   3. Tình trạng thực hiện: Đã nghiệm thu dự án.

   4. Đơn vị chủ trì: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ.

   5. Hộ dân tham gia dự án:

   6. Sản phẩm của Dự án: 

   - Tiếp nhận và hoàn thiện 12 quy trình công nghệ về sản xuất giống nấm ở dạng dịch thể từ giống gốc sang cấp 1, cấp 2, cấp 3, sản xuất nấm thương phẩm có tính hàng hóa, bảo quản và chế biến các loại nấm ăn và nấm dược liệu nhằm rút ngắn thời gian nuôi trồng, giảm tỉ lệ nhiễm bệnh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

   - Mô hình nhân giống nấm trên môi trường dịch thể tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế

   - Mô hình sản xuất nấm thương phẩm: Sản xuất 400.000 bịch phôi nấm các loại Sò, Mộc nhĩ và Linh chi.

   - Đào tạo tập huấn 06 kỹ thuật viên (02 Kỹ thuật viên chỉ đạo và 04 kỹ thuật viên cơ sở)

   - Tập huấn 05 lớp, cho 300 lượt người cho người dân tham gia.

   - Báo cáo tổng kết dự án.

   7. Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án:

   - Nấm là sản phẩm Quốc gia, là sản phẩm chủ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế như một lĩnh vực kinh tế nấm, có chính sách riêng hỗ trợ cho ngiên cứu, phát triển cây nấm, vì vậy dự án sẽ là tiền đề để thúc đẩy phát triển các mô hình nuôi trồng nấm trên toàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

   - Dự án được triển khai và nhân rộng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế xã hội nhất định cho vùng và phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương.

   - Thông qua các mô hình của dự án, là tiền đề để địa phương nhân rộng ra các vùng phụ cận, hình thành chuổi giá trị sản phẩm hàng hoá, tăng thu nhập cho người dân, góp phần tận dụng lợi thế  đất đai vùng ven biển để phát triển kinh tế, đảm bảo người dân yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống. Trên cơ sở kết quả đạt được, cơ quan chủ trì thực hiện dự án sẽ kết hợp với UBND các huyện phát triển các mô hình ở các xã có điều kiện tương tự đồng thời thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ nhân rộng mô hình.

   - Đây là dự án ứng dụng các thành tựu Khoa học kỹ thuật nên có tính khả thi cao, thúc đẩy nghề trồng nấm tại địa phương phát triển mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế, khoa học kỹ thuật…Thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đảm bảo đời sống cho bà con, ổn định kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh.

 

Thông tin chi tiết

KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN:

Dự án: “Ứng dụng công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể trong sản xuất nấm Sò (Pleurotus ostreatus), Mộc nhĩ (Auricularia polytricha) và Linh chi (Ganoderma lucidum) tại tỉnh Thừa Thiên Huế” đã thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, đủ nội dung theo thuyết minh, đạt được mục tiêu đề ra đồng thời khẳng định hướng đi đúng đắn phù hợp với định hướng phát triển Kinh tế nấm của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Dự án đã tiếp nhận được 12 quy trình sản xuất giống nấm phù hợp với điều kiện địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.

- Đã xây dựng thành công 62 hộ mô hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu đạt hiệu quả (năng suất trung bình 500-550kg nấm Sò tươi/1.000 bịch phôi, 400-450kg nấm Mộc nhĩ tươi/1.000 bịch phôi, năng suất trung bình 40-60kg nấm Linh chi tươi/1.000 bịch phôi) có khả năng nhân rộng mô hình và tạo lòng tin cho người dân: Trong 62 hộ mô hình nuôi trồng nấm thương phẩm có 50 hộ mô hình có diện tích lán trại 50 m2, 12 hộ mô hình diện tích lán trại 100 m2

- Đã xây dựng thành công mô hình sản xuất giống nấm dịch thể với diện tích phòng thí nghiệm 100 m2, sản lượng 16.000 lít/dự án và một mô hình sản xuất bịch phôi giống nấm với diện tích 300 m2, công suất 2.000 bịch/ngày tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ.

- Đã đào tạo được 06 kỹ thuật viên (02 kỹ thuật viên chỉ đạo và 04 kỹ thuật viên cơ sở) thành thạo các quy trình công nghệ đã chuyển giao. Tổ chức tập huấn hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất, nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu cho 370 lượt người dân tham gia.

- Năng lực tổ chức thực hiện dự án của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ được tăng lên sau khi kết thúc dự án. 

HÌNH ẢNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

 

(Hình ảnh quá trình đào tạo 2 Kỹ thuật viên chuyên sâu tại Hà Nội)

     

     

     

(Hình ảnh quá trình đào tạo chuyên sâu 2 Kỹ thuật viên tại Trạm thực nghiệm Văn Giang, Hưng Yên)

     

(Hình ảnh đào tạo kỹ thuật viên cơ sở tại Huế)

     

(Hình ảnh tập huấn tại Phong Điền, phần lý thuyết)

(Hình ảnh tập huấn tại Phong Điền. phần thực hành)

     

(Hình ảnh tập huán tại huyện Quảng Điền, phần lý thuyết)

(Hình ảnh tập huấn tại huyện Quảng Điền, phần thực hành)

     

(Hình ảnh tập huấn ký thuật tại huyện Phú Lộc, phần lý thuyết)

     

(Hình ảnh tập huấn kỹ thuật tại huyện Phú Lộc, phần thực hành)

    

(Hình ảnh tập huấn ký thuật tại huyện Phú Vang, phần lý thuyết)

     

(Hình ảnh tập huấn kỹ thuật tại huyện A Lưới, phần lý thuyết)

     

(Hình ảnh tập huấn kỹ thuật tại huyện A Lưới, phần thực hành)

     

(Hình ảnh nấm gốc để phục vụ sản xuất)

     

(Hình ảnh sản xuất giống nấm cấp 1)

          

(Hình ảnh sản xuất giống nấm dịch cấp 2)

              

  (Hình ảnh sản xuất giống nấm trên thóc thương phẩm) 

     

     

  (Hình ảnh sản xuất giống nấm thương phẩm có nhãn mác) 

     

(Hình ảnh giao nhận giống cho các hộ dân) 

     

     

     

(Hình ảnh sản xuất, nuôi trồng nấm tại hộ dân)